Home » » Khái niệm tâm lý cá nhân theo quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng và lịch sử.

Khái niệm tâm lý cá nhân theo quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng và lịch sử.

Written By [Hy]._."ATuLa on 1 thg 12, 2012 | 20:39


Tâm lý là thuật ngữ chung để biểu thị cho hiện tượng tâm lý. Trên cơ sở này, thuật ngữ tâm lý học được hiểu là “ học thuyết về linh hồn” hay “ khoa học về tâm hồn”.
Tâm lý là 1 hiện tượng có thật và nó có thể nghiên cứu được bằng nhiều phương pháp.
Những quan điểm khoa học đầu tiên về tâm lý đã xuất hiện ở thời cổ đại ( Ấn Độ, TQ, Ai Cập, Babilon, Hy Lạp, Gruzia…) trong lòng của triết học  và chúng đối lập với các tín điều của tôn giáo về tâm hồn . giải thích về sự hình thành và phát triển tâm lý người ntn là tùy theo các quan niệm về triết học và tôn giáo khác nhau mà ngta giải thích cũng khác nhau..
Học thuyết duy tâm thời đại quan niệm rằng tâm lý là hiện tượng hoàn toàn phi vật chất, tâm lý là phần hồn mà tạo hóa đặt vào con người ( cá nhân cụ thể) lúc  nó bắt đầu chào đời. và linh hồn, phần hồn là bất tử, đối lập vs cơ thể sống và là khởi thủy của nhận thức, khi người nào đó chết đi thì có nghĩa là phần xác  mất đi, lúc đó linh hồn lìa khỏi thể  xác và tiếp tục cuộc sống quẩn quanh “ đâu đấy” mà người sống không nhận thức được nó 1 cách tường minh.
Học thuyết duy vật thời cổ đại quan niệm rằng tâm lý có nguồn gốc từ vật chất, nó được tạo ra từ nước , lửa, không khí và các nguyên tử khác.
Các thầy thuốc cổ đại mà tiêu biểu là Hippocrate( 460-377 TCN) quan niệm rằng tâm lý của con người cụ thể nào đó do tỷ lệ bốn chất long vs các thuộc tính khác nhau trong cơ thể họ quyết định và tạo ra. Học thuyết khí chất của Hippocrate có thể được khái quát như sau: trong cơ thể con người có 4 chất tiết ra vs những thuộc tính khác nhau:
Thứ nhất đó là “ Máu” ở trong tim màu đỏ có thuộc tính nóng, nếu tỷ lệ pha trộn của máu trội hơn trong cơ thể người nào đó trội hơn thì người đó sẽ năng động , hoạt  bát hơn.
Thứ 2, chất tiết ra ở trong gan màu vàng có thuộc tính khô, nếu tỷ lệ pha trộn của chất này trội hơn thì người đó sẽ trở nên khô khan, cứng nhắc và u sầu.
Thứ 3, chất tiết ra ở trong dạ dày màu đen có thuộc tính ẩm ướt nếu tỷ lệ pha trộn của  chất này trội hơn thì người đó sẽ ướt át, đa cảm.
Thứ 4, đó là chất tiết ra trong não màu trắng có thuộc tính lạnh, nếu tỷ lệ pha trộn của chất này trội hơn thì người đó sẽ có đặc tính lạnh lung và điềm tĩnh.
Cha đẻ của khoa học tâm lý đó là Arixtot ( 384-322 TCN)- nhà tư tưởng lỗi lạc của thời cổ đại là người đầu tiên nghiên cứu tâm lý con người 1 cách hệ thống. trong cuốn “ Bàn về tâm hồn”  Arixtot cho rằng trong con người có 3 tầng tâm lý:
+ tâm hồn dinh dưỡng
+ tâm hồn cảm thụ
+ tâm hồn suy nghĩ
Theo ông tâm hồn suy nghĩ chỉ có ở con người, tâm hồn dinh dưỡng có ở cả thực vật còn tâm hồn cảm thụ có ở động vật bậc cao. Như vậy quan niệm của Arixtot đã định hướng tâm lý ở phạm vi rộng.
Arixtot đã định nghĩa tâm lý “: cái vốn có tự nhiên của thân thể có khả năng sống”. chẳng hạn như mắt là tồn tại sống trong thân thể tự nhiên , nhìn là chức năng của  mắt, người nhìn là tâm hồn của mắt, không nhìn đc mắt giống hệt như người mắt đá, mắt vẽ lên tranh. Khi nhìn thấy 1 cái gì đó rồi ngta có thể vui buồn hoặc dửng dưng.. tâm lý chính là cái có liên quan chặt chẽ với sự nhìn, sự  nghe, nếm, ngửi và sờ mó ( đụng chạm)
Theo dòng tâm lý học Mác- LêNin : Tâm lý con người là  sự phản ánh hiện thực khách quan của não, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan là sự tiếp thu những kinh nghiệm của lịch sử loài người biến thành cái riêng có của từng người, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”.
Tâm lý là chức năng của vỏ não , phản ánh hiện thực khách quan vào não đến hệ thống các giác quan đến não, não hoạt động trên cơ chế phản xạ đó là các hiện tượng tâm lý. “ chỉ có các hoạt động của não thì tâm lý của con người mới phát triển”
Share this article :

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn:

 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Bo*m` ViP's BLog - All Rights Reserved
Trang này hiển thị tốt nhất với trình duyệt Google Chrome
Ghi rõ nguồn yeuchiase.bogspot.com khi đăng lại bài từ trang này